11 July 2020

TRỢ CẤP BẢO HIỂM Y TẾ CHO NGƯỜI CẬN NGHÈO – Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ – NHỮNG KẾT QUẢ SƠ BỘ

Tiến sĩ Lưu Hoài Chuẩn – Hội Khoa học Kinh tế y tế Việt Nam

Để thực hiện hoạt động hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế, Ban Quản lý dự án trung ương đã thực hiện nhiều nhiệm vụ vừa có tầm chiến lược định hướng vừa cụ thể. Năm 2011, Ban quản lý dự án trung ương đã tổ chức làm việc và thống nhất quan điểm với Ban quản lý dự án các tỉnh, biên soạn tài liệu hướng dẫn, tổ chức hội thảo về nội dung và phương pháp triển khai, xây dựng qui trình giải ngân, hướng dẫn các kỹ thuật triển khai. Tổ chức làm việc với Ban quản lý dự án các tỉnh và liên ngành để thúc đẩy hoạt động của dự án nói chung và của thành phần hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế nói riêng nói riêng. Bảo đảm về tài chính cho các hoạt động cả ở trung ương và các địa phương. Hỗ trợ một số địa phương trong việc hướng dẫn triển khai. Tham mưu với Bộ trưởng Bộ Y tế về việc thành lập Tổ công tác liên ngành Tài chính – BHYT đặt tại Vụ Bảo hiểm y tế. Đồng thời giúp Tổ công tác liên ngành xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động của Tổ năm 2011.

Năm 2012, đón đầu những quyết sách liên quan tới bảo hiểm y tế như: thông báo của Văn phòng Chính phủ mà sau là Quyết định 797 QĐ-TTg ngày 26/6/2012 của Thủ tướng Chính phủ nâng mức hỗ trợ mệnh giá BHYT cho người cận nghèo từ 50% lên 70%. Nghị quyết của Quốc hội về mức lương tối thiểu năm 2012 từ 830.000đ/ng/thang lên 1.050.000 đ/ng/thang để xin ý kiến của WB và Bộ Y tế về mức hỗ trợ của dự án năm 2012 từ 40% &30% xuống còn 20% &10%. Khi được WB và Bộ Y tế chấp thuận, Ban quản lý dự án trung ương đã sớm có văn bản hướng dẫn Ban quản lý dự án các tỉnh triển khai thực hiện. Dự báo sớm khả năng thiếu kinh phí tiểu thành phần A1; xây dựng các phương án tiếp tục hỗ trợ người cận nghèo các tỉnh Bắc Trung bộ tham gia bảo hiểm y tế theo hướng giảm dần mức hỗ trợ từ 40% & 30% (2011) xuống 20% & 10% (2012), từ 2013-2015 là 10% & 5%. Hướng dẫn Ban quản lý dự án các tỉnh xây dựng kế hoạch vận động và hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế, nâng tỷ lệ người cận nghèo chung toàn vùng tham gia bảo hiểm y tế từ 44% (2011) lên 57% năm 2012, 64% năm 2013, 75% năm 2014 và 84% năm 2015, gấp hai lần mục tiêu của Dự án.

Ở các tỉnh, Ban quản lý dự án đã ban hành các văn bản chỉ đạo: Chủ tịch uỷ ban nhân dân các tỉnh đều đã ra Quyết định về việc ban hành Qui chế phối hợp liên ngành triển khai hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế. Liên ngành Tài chính-LĐTBXH-BHXH-Y tế các tỉnh ban hành kế hoạch hoạt động liên ngành triển khai hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Thống nhất các biểu mẫu, qui trình tổng hợp, chứng từ thanh quyết toán, hỗ trợ bảo hiểm y tế cho người cận nghèo bảo đảm kiểm soát của kho bạc Nhà nước. Xây dựng các văn bản chỉ đạo của uỷ ban nhân dân tỉnh và liên ngành theo hướng tăng mức hỗ trợ từ ngân sách Nhà nước và giảm mức hỗ trợ từ Dự án.

  • Tháng 1/2011 cả 6 tỉnh đã xác định số liệu và danh sách người cận nghèo ở 6 tỉnh hưởng thụ dự án là 1.441.365 người, tỷ lệ 13,62% .
  • Hoạt động bán thẻ BHYT cho NCN được triển khai đồng loạt ở 6 tỉnh Bắc Trung bộ từ tháng 5/2011.

Số liệu kết quả năm 2011

 

 

Tỉnh

 

 

Dân số

%NCN

 

   / DS

NCN có nhu cầu   Số NCN     được HT     %NCN mua BHYT Kinh phí

 

 (1000đ)

Thanh Hóa 3.435.920 13,77 357,340 125,070 35 12.782.942
Nghệ An 3.123.875 13,69 267,000 120,150 45 13.360.964
Hà Tĩnh 1,229.197 19,67 183,230 80,620 44  6.848.387
Quảng Bình 849.270 17,80 115,500 40,000 35 5.507.049
Quảng Trị 600.390 18,56 78,010 52,240 70 6.930.788
TT-Huế 1.090.879 6,27 40,390 32,300 80 3.440.634
CỘNG 10.329.531 13,62 1.041.470 450.380 44 48.770.764
$US           2,337,335

 

 Số liệu kết quả năm 2012

 

 

Tỉnh

 

 

Dân số

%NCN

 

   / DS

NCN có nhu cầu   Số NCN     được HT     %NCN mua BHYT Kinh phí

 

 (1000đ)

Thanh Hóa 3.456.540 14,75 304.481 143.338 47,08 13.353.358
Nghệ An 2.929.110 16.02 304.944 242.241   79,44 17.440.105
Hà Tĩnh 1.229.180 18.95 186.313 118.777 63,75  9.690.315
Quảng Bình 853.000 16.81 114.600 50.718 44,26 4.419.016
Quảng Trị 600,460 18.19 76.459 53.143 69,51 5.321.005
TT-Huế 1,103,140 6,14 56.401 37.253 66,05 3.240.854
CỘNG 10,171.450 15,06 1,043.198 645.470 61,87 53,464,653
$US           2,803,104

So sánh  số lượng người mua thẻ BHYT 2012 với 2011:

Toàn vùng tăng 195.090 thẻ, tỷ lệ tăng 18,63%. Đặc biệt là Nghệ An đã tăng 122.090 thẻ

   SỐ LƯỢNG (thẻ) TỶ LỆ  (%)
 

 

 

Toàn vùng

 

Thanh hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

TT-Huế

2011 2012       + –
450.380 645.470 + 195.090
125.070 143.338 +   48.268
120.150 242.241 + 122.091
80.620 118.777 +   38.157
40.000 50.718 +   10.718
52.240 53.143 +        903
32.300 37.253 +     4.953

 

2011 2012     + –
43,24 61,87 + 18,63
35,00 47,08 + 12,08
45,00 79,44 + 34,44
44,00 63,75 + 19,75
34,63 44,26 + 9,63
66,97 69,51 + 2,54
79,97 66,05 – 13,92

 

 Về  tỷ lệ mua thẻ theo HGĐ:

Toàn vùng tăng 12,52%. Tỷ lệ này tăng cao ở TT-Huế, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình.

  % Năm 2011 % Năm 2012 +  –
Toàn vùng 79,64 92,16 + 12,52
Thanh Hóa 86,87 87,07 + 0,20
Nghệ An 73,50 92,00 + 18,50
Hà Tĩnh 74,22 92,73 + 18,51
Quảng Bình 80,00 96,77 + 16,77
Quảng Trị 90,96 98,76 + 7,80
TT- Huế 69,25 95,21 + 25,96

So với chỉ tiêu đăng ký 2012:

Toàn vùng tăng 4,87% (61,57%-78%). Đặc biệt Nghê An đã tăng 24,44% so với chỉ tiêu đã đăng ký.

  Năm 2012
 

 

 

Toàn vùng

Thanh Hóa

Nghệ An

Hà Tĩnh

Quảng Bình

Quảng Trị

TT-Huế

Đăng ký (%) Thực hiện (%) + –   (%)
57 61,87 +    4,87
50 45,9 –   4,90
55 79,44 + 24,44
65 63 –        2,00
51 44,3 –        6,70
75 69,5 –        5,50
90 66,5 –        23,50

 

So với NCN mua thẻ BHYT toàn quốc:

Theo số liệu bao phủ BHYT năm 2009-2012 của Vụ BHYT thì:

–  Năm 2011, NCN mua BHYT vùng BTB bằng 55,13% so với toàn quốc.

– Tương tự, năm 2012 là 48,31%

  Toàn quốc Bắc

 

TB

(%) BTB

 

so với TQ

 

 

Ghi chú

Năm 2011

 

–      Số NCN

–      NCN mua BHYT

Tỷ lệ so với NCN (%)

 

 

5.804.000

816.970

14,07

 

 

1.041.470

450.380

43,24

 

 

17,94

55,13

Toàn quốc có 1.089.294 NCN tham gia BHYT. Trong đó có 272.324 thẻ được NN cấp miễn phí .
Năm 2012

 

–      Số NCN (ước tính)

–       NCN mua BHYT

Tỷ lệ so với NCN (%)

 

 

5.800.000

1.335.990

23,03

 

 

1,043.198

645.470

61,87

 

 

17,94

48,31

Toàn quốc có 1.781.316 NCN tham gia BHYT. Trong đó có 445.326  thẻ được NN cấp miễn phí .

 

Có thể nói Tiểu thành phần A1: Hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế đã đạt được kết quả đáng khích lệ. Không những người cận nghèo đã được thụ hưởng trước một năm mà ngay năm đầu triển khai, số người cận nghèo có nhu cầu được Dự án hỗ trợ mua bảo hiểm y tế đạt trên 44%, năm thứ hai đạt trên 61%, trong khi mục tiêu 5 năm của Dự án chỉ đặt ra là 40%. Tỷ lệ người cận nghèo mua thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình lên tới 82% năm 2011 và 92% năm 2012.

Sở dĩ đạt kết quả như vậy là vì:

– Có sự đồng thuận cao, từ Bộ Y tế và WB đến các địa phương, trong việc triển khai thực hiện hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế sớm hơn dự kiến một năm.

– Uỷ ban nhân dân các tỉnh hưởng thu dự án thấu hiểu sâu sắc nguyện vọng của người dân nên đã có sự chỉ đạo mạnh mẽ các Ban ngành có liên quan thông qua Quyết định về việc ban hành Qui chế phối hợp liên ngành để triển khai hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế.

– Có điều kiện thuận lợi về việc xác định người cận nghèo theo chỉ thị 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.

– Có quyết tâm rất cao của tất cả các Ban quản lý dự án các tỉnh, mặc dù trong hoàn cảnh thiếu nhân lực, nhất là hầu hết là cán bộ làm quản lý nhà nước kiêm nhiệm các hoạt động của dự án

– Có sự sáng tạo, vận dụng linh hoạt các kinh nghiệm triển khai hỗ trợ người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế của các đơn vị bạn.

– Có phương thức hỗ trợ cho người trực tiếp vận động người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế . . .

Tuy nhiên trong công tác vận động người cận nghèo mua bảo hiểm y tế còn nhiều khó khăn vì:

Cấp ủy Đảng, chính quyền ở một số xã, phường, thị trấn chưa nhận thức đầy đủ Chính sách Hỗ trợ người cận nghèo mua bảo hiểm y tế là nhiệm vụ chính trị góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định kinh tế chính trị tại địa phương, do đó chưa có sự quan tâm đúng mức, có nơi khoán trắng cho cán bộ chính sách hoặc Trạm y tế, thiếu kiểm tra đôn đốc, không tổ chức triển khai thường xuyên.

Hệ thống chính trị của một số địa phương không tham gia hoặc chưa vào cuộc đầy đủ trách nhiệm của mình.

Mạng lưới (Cán bộ chính sách hoặc Trạm Y tế) làm nhiệm vụ trực tiếp thu bảo hiểm y tế của đối tượng, một số trình độ năng lực yếu kém, thiếu nhiệt tình, làm việc thụ động trông chờ người cận nghèo đến mua bảo hiểm y tế.

Công tác tuyên truyền vận động chưa thường xuyên, chưa đưa được thông điệp người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế có hỗ trợ của Nhà nước và Dự án đến tận hộ gia đình cận nghèo để người dân hiểu và tự giác tích cực tham gia.

Điều kiện đời sống kinh tế hộ cận nghèo khó khăn, nhận thức của người dân chưa đầy đủ do đó còn trông chờ vào chính sách của nhà nước, một số khi đau ốm mới mua bảo hiểm y tế

Hỗ trợ của Dự án và địa phương kinh phí tổ chức tuyên truyền vận động còn quá ít, người trực tiếp thu bảo hiểm y tế (hoặc đại lý) chưa được hỗ trợ kinh phí nên gặp không ít khó khăn.

  Tiếp thị xã hội và truyền thông thông tin giáo dục về bảo hiểm y tế cho người cận nghèo.

Tăng cường công tác truyền thông cơ bản với 3 nội dung chính: Một là,vận động người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình. Hai là, nâng cao nhận thức của người cận nghèo về quyền lợi và nghĩa vụ của người tham gia bảo hiểm y tế. Ba là, nâng cao chất lượng dịch vụ và tinh thần thái độ phụ vụ của cán bộ, công nhân viên ở các cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế.

Các biện pháp chủ yếu để thực hiện công tác truyền thông là: Ban quản lý dự án trung ương hướng dẫn các hình thức truyền thông cơ bản, thuê tư vấn độc lập thiết kế các nội dung, chương trình, tài liệu truyền thông thống nhất toàn vùng. Xây dựng tài liệu và tổ chức các lớp tập huấn truyền thông về bảo hiểm y tế theo nội dung và chương trình đã xây dựng. Sử dụng những phương thức truyền thông chính như tờ rơi, phát thanh phóng sự truyền hình, Hội nghị hội thảo, truyền thông trục tiếp. Hướng dẫn Ban quản lý các tỉnh triển khai hoạt động truyền thông ở các tuyến, đặc biệt là tuyến xã. Hỗ trợ, giám sát các tỉnh thực hiện các chiến dịch truyền thông.

Sở Y tế và Ban quản lý dự án các tỉnh tổ chức phối kết hợp giữa Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành y tế với hệ thông bảo hiểm y tế ở các địa phương để tổ chức hội nghị truyền thông ở các tuyến tỉnh, huyện, xã. Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai thành phần A từ tuyến tỉnh tới tuyến xã. Cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn truyền thông về bảo hiểm y tế do Ban quản lý các tỉnh tổ chức. Tổ chức các cuộc thảo luận nhóm tại xã để tiếp cận vận động người cận nghèo tham gia bảo hiểm y tế. Tổ chức các hoạt động truyền thông cơ bản. Xây dựng tài liệu: Poster, Pano, bài viết…

Đã có những hoạt động như tổ chức hợp đồng với trung tâm giáo dục truyền thông in tờ rơi phát tới hộ gia đình, in áp phích để ở trạm y tế xã hay các bảng tin công cộng, nhận tờ rơi của Vụ Bảo hiểm y tế phát cho cộng đồng, thông qua hệ thống truyền thanh của tuyến huyện, tuyến xã, có huyện như huyên Như Xuân, Thanh Hoá đài truyền thanh huyện phủ sóng FM đến tất cả 16 xã, các thôn đều có hệ thống truyền thanh. Tuyên truyền thông qua các đoàn thể xã hội, kết hợp tuyên truyền cua các buổi sinh hoạt thôn xóm, sinh hoạt các đoàn thể. Tổ chức tryền thông trực tiếp do cán bộ y tế xã, người bán bảo hiểm y tế ở xã, cán bộ thôn thực hiện. Một số địa phương còn đưa kết quả mua bảo hiểm y tế của người cận nghèo là một chỉ tiêu thi đua, nếu địa phương nào không đạt chỉ tiêu vận động người cận nghèo mua bảo hiểm y tế thì không đạt các danh hiệu thi đua khác.

Nhiều tỉnh rất coi trọng phát triển các hình thức truyền thông phong phú như tỉnh Thanh Hoá, năm 2011, in cấp 3.408 áp phích, 141.972 tờ rơi, 5857 bản tin, 568 đĩa CD; Năm 2012, in cấp 4.000 áp phích, 100.000 tờ rơi, 6.500 bản tin, 6008 đĩa CD cấp cho các xã và hộ gia đình cận nghèo. Tỉnh Hà Tĩnh in 7.680 băng đĩa, phát hành 136.000 tờ rơi, lập 13 cụm pa nô, áp phích, phát thanh 10.000 buổi trên hệ thống truyền thanh. Tỉnh Nghệ An in 5.390 băng đĩa, tỉnh Quảng Trị in 30.000 tờ rơi phân phát cho các huyện thị, xã phường,

Kết quả của những hoạt động truyền thông này làm cho người cận nghèo hiểu rõ việc mua bảo hiểm y tế là tạo điều kiện cho người cận nghèo có điều kiện tiếp cận với dịch vụ y tế mà không bị rủi ro về tài chính, nhất là khi bị bệnh nặng.

Mua bảo hiểm là quyền lợi của người cận nghèo vì mua bảo hiểm y tế người cận nghèo được nhà nước hỗ trợ các năm trước là 50%, những năm gần đây là 70%, ngoài ra còn được dự án Hỗ trợ y tế các tỉnh Bắc Trung bộ hỗ trợ một phần nữa. Người mua bảo hiểm y tế còn được hưởng nhiều quyền lợi khác, người mua mua bảo hiểm y tế cũng có những nghĩa vụ của mình. Thông qua công tác truyền thông người cận nghèo nhận thức ngày càng rõ hơn những vấn đề trên đây nên đã tích cực mua mua bảo hiểm y tế và ở tỉnh Thanh Hoá số lượng người mua bảo hiểm y tế đã tăng nhanh và vượt mức kế hoạch được giao.

Tuy nhiên trong công tác truyền thông cũng còn nhiều hạn chế: Một số địa phương coi truyền thông về mua bảo hiểm y tế là trách nhiệm riêng của ngành y tế và của Bảo hiểm xã hội, công tác truyền thông chưa có chiều sâu, hình thức truyền thông có hiệu quả nhất là truyền thông trực tiếp thông qua cán bộ y tế, cán bộ Bảo hiểm xã hội, cán bộ thôn xóm chưa thược thực hiện nhiều vì thế qua thảo luận nhóm ở tuyến tỉnh.

Chưa có sự đồng bộ và thống nhất triển khai công tác vận dộng người cận nghèo mua bảo hiểm y tế. Chưa có đầu mối nhằm phát động, khai thác và phát huy những thế mạnh trong việc huy động người cận nghèo mua bảo hiểm y tế. Các hình thức tuyên truyền còn hạn chế, mạng lưới đại lý bán bảo hiểm y tế và công tác viên thiếu ổn định.

Trong công tác truyền thông về mua bảo hiểm y tế cũng còn gặp nhiều khó khăn, Người cận nghèo cũng có nhiều suy nghĩ, có người ganh tỵ với người nghèo, họ cho rằng người nghèo và cận nghèo không khác nhau đáng kể về kinh tế nhưng người thì được hỗ trợ hoàn toàn, người thì phải bỏ một phần tiền ra mua, khi đi khám chữa bệnh thì chế độ cũng khác nhau. Người cận nghèo có thu nhập thấp nên một lúc bỏ tiền ra mua thì cũng là một số lượng tiền khá lơn, nhất là lúc vận động lại trung vào thời điểm nhập học của con cháu, họ phải lo trước tiền mua quần áo, sách vở. Đại lý và người bán mua bảo hiểm y tế cũng không hào hứng vận động và bán mua bảo hiểm y tế cho người cận nghèo vì hoa hồng quá thấp. Nếu bán cho một người mua mua bảo hiểm y tế tự nguyện người bán được hưởng 5% mệnh giá thì số tiền lớn hơn rất nhiều bán cho một người mua mua bảo hiểm y tế cận nghèo vì tỷ lệ % chỉ tính phần người nghèo phải đóng góp, không tính 70% nhà nước hỗ trợ và phần dự án hỗ trợ.